Đến hẹn lại tới tháng 3 âm lịch hằng năm là dịp đồng bào Dao tại Nặm Đăm lại tất bật chuẩn bị cho lễ hội bắt cá truyền thống. Đây là một lễ hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đồng bào người Dao nơi đây. Nó đem đến cho họ những điều may mắn và xua đuổi đi những điều không may mắn trong cuộc sống.
Người Dao từ bao đời nay đã có ý thức trong bảo tồn các loài động vật hoang dã ngoài thiên nhiên trong đó có loài cá suối, với quan niệm loài cá là loài đem lại may mắn cho gia đình và người thân họ nghiêm cấm người dân tự ý bắt cá khi chưa được sự cho phép của thần linh và dân làng. Vì vậy mỗi khi đến ngày lễ hội bắt cá mọi người ai ai cũng vô cùng hớn hở chuẩn bị tinh thần để đi bắt cá.
Lễ hội bắt cá truyền thống của người Dao Nặm Đăm |
Xem thêm:Lễ hội bắt cá truyền thống của người Dao tại Nặm Đăm được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội
Phần lễ trong lễ hội bắt cá là cúng miếu.
Đây là phần khá là ngắn trong toàn bộ lễ hội tuy nhiên lại
là phần quan trọng nhất, vì với quan niệm và ý thức trọng bảo tồn các loài động
vật hoang dã thì để săn bắt một loài động vật nào đó việc đều tiên là phải
thông báo cho thần linh để thần linh bảo vệ người dân trong quá trình bắt cá và
phù hộ cho bắt được nhiều nhất có thể.
Phần lễ này do thầy cúng là ông Lý Đại Thông người lớn tuổi
và là người có tiếng nói nhất trong làng đảm nhiệm.
Đồ để cúng bao gồm một mâm chính và 2 mâm phụ trong đó mâm chính gồm có 3 con gà, 2 miếng thịt ba chỉ, xôi ba màu (xanh, tím,vàng), bát hương, rượu và đèn cày; 2 mâm phụ gồm các loài hoa quả bánh kéo cúng.
Nghi thức cúng báo thần linh trong lễ hội bắt cá |
Nghi thức cúng thần linh |
Phần hội trong lễ hội bắt cá.
Đây là phần mà nhiều người mong chờ nhất với rất nhiều hoạt động và các trò chơi dân gian được diến ra như cuộc thi bắt cá và cuộc thi giữa 2 đội trong các trò chơi dân gian.
Phần thi bắt cá trong lễ hội bắt cá.
Trong thôn sẽ chia làm 2 đội một đội mang băng rôn vàng và một
đội mang băng rôn xanh thi nhau bắt cá với thời gian trong vong một tiếng đội
nào bắt được nhiều cá nhất sẽ giành chiến thắng. trong trường hợp cả 2 đội cùng
bắt được số lượng cá như nhau sẽ xem đội nào bắt được nhiều cá to nhất sẽ chiến
thắng.
Lễ hội năm nay diến ra trong điều kiện thời tiết không được ủng
hộ do trời mưa và rét vì vậy theo quy định mọi năm là bắt cá trong vòng một tiếng
thì năm nay chỉ bắt trong 30 phút.
Với tinh thần ai bắt được nhiều cá sẽ có được nhiều điều may
mắn nên các đổi tham gia thi đấu đều vô cùng khí thế chuẩn bị cho màn tranh bắt
cá.
Phần thi bắt cá kết thúc với phần chiến thắng thuộc về đội
xanh trong đó thành quả đạt được là 114kg cá còn đội vàng bặt được 107kg.
Thành quả mang về trong phân thi bắt cá |
Thi bắt cá trong lễ hội bắt cá |
Thành quả từ cuộc thi bắt cá |
Các trò chơi dân gian trong lễ hội bắt cá.
Các dân tộc luôn có rất nhiều các trò chơi dân gian để thi đấu
trong các dịp lễ hội, hầu hết các trò chơi dân gian thường nhằm mục đích rèn
luyện sức khỏe là chính do tính chất công việc là làm nông của đồng bào người
Dao cùng với cuộc sống tại vùng cao việc đi lại làm đồng còn nhiều khó khăn nên
việc có sức khỏe tốt vô cùng quan trọng.
Năm nay lễ hội bắt cá có 4 môn được đưa vào thi đấu gồm: Kéo
co, Đẩy gậy, Gánh nước qua cầu tre và Đan ky. Các môn thi đấu sẽ do 2 đổi trong
thôn phân ra thi đấu.
Phần thi kéo co trong lễ hội bắt cá.
Phần thi đầu tiên trong các môn thi đấu là môn kéo co gồm phần
thi của đội kéo co nhí và phần thi của người lớn. Phần thi kéo co là một trong
các môn thi đấu cần có sử phối hợp nhuần nhuyễn và sực dẻo dai của các đổi.
Phần thi của đổi nhí sẽ gồm 14 vận động viên nhí tham gia
cho mỗi đội kéo trong 3 hiệp thắng 2 là thắng chung cuộc. Phần thưởng cho đội
nhí được các phụ huynh và các nhà hảo tâm tài trợ.
Phần thi của đổi người lớn là phần thi được mong đợi nhất. Mỗi đội sẽ chọn lấy 10 vận động viên bao gồm 5 nam và 5 nữ, để giành được chiến thắng các đội đã lựa chọn cho mình những vận động viên có sức khỏe tốt nhất tham gia thi đấu. Kết thúc phần thì chiến thắng chung cuộc thuộc về đội 2.
Phần thi kéo co trong lễ hội bắt cá |
Phần thi gánh nước đi cầu tre trong lễ hội bắt cá
Đây là phần thi có 2 thành viên trên mỗi đội tham gia thi đấu
gồm một nam và một nữ. Phần thi này là phần thi cần có sư dẻo dai, khéo léo và
sức khỏe tốt, do vừa phải có khả năng giữ thăng bằng tốt để không bị rơi cầu vừa
phải có kỹ thuật tốt để đi bám được trên cầu tre với độ trơn trượt rất cao,
cùng với đó là sức khỏe tốt để gánh nước từ đầu cầu bên này đến đầu cầu bên kia
mà có được nhiều nước nhất và nhanh nhất có thể.
Kết thúc phần thi này đội giành được chiến thắng là đội 2 với
lượng nước gánh được nhiều hơn.
Gánh nước qua cầu tre trong lễ hội bắt cá |
Phần thi đẩy gậy trong lễ hội bắt cá.
Phần thi đẩy gậy là phần thi được 2 đôi đăng ký với 2 nam và
2 nữ thi đấu đối kháng với nhau. Phần thi sẽ diễn ra theo thể thức đấu loại trực
tiếp với 2 vận động viên giành chiến thắng sẽ thi đấu với nhau để tìm ra người
thắng chung cuộc cho nam và nữ.
Đây là phần thi cần sực khỏe và sực bền vô cùng tốt do vậy
hai đội đã lựa chon cho mình những vận đông viên cao to lực lưỡng để thi đấu với
đối phương.
Kết thúc phần thi đấu đẩy gậy gồm 1 giải nhất 1 giải nhì cho
nam và 1 giải nhất 1 giải nhì cho nữ thì đội 1 là đội có vận động viên thi đấu
khỏe hơn nên đã đem về cho mình toàn bộ giải thưởng của phần thi này.
Đẩy gậy Nam trong lễ hội bắt cá |
Đẩy gậy nữ trong lễ hội bắt cá |
Phần thi đan ky trong lễ hội bắt cá
Đan ky là một trong các công việc thường xuyên phải làm của
người Dao, đây là vật dụng được sử dụng hàng ngày trong các công việc khác nhau
từ hót rác đến gánh phân ra đồng đều được sử dụng tới, tuy nhiên với việc sử dụng
chất liệu tre để đan nên việc bị hỏng sau một thời gian sử dụng và phải đan mới
là điều rất thường xuyên diễn ra.
Phần thi này được hai đội lựa chon cho mình 2 nghệ nhân có
tay nghề cao và nhanh tay nhất để thi đấu, với thiêu chí chấm điểm là nhanh, đẹp
và tiện dụng nhất. Kết thúc phần thi với chiến thắng thuộc về nghệ nhân Lý Tà
Chắn của đội 1.
Nghệ nhân đan ky trong lễ hội bắt cá |
Các hoạt động khác trong lễ hội bắt cá.
Ngoài phần lễ và phần hội còn có rất nhiều các hoạt động
khác được diễn ra trong khuôn khổ lễ hội bắt cá truyền thống của người Dao tại
Nặm Đăm như các tiết mục văn nghệ theo truyền thống người Dao do các chị em phụ
nữ người Dao biểu diễn, các mặt hàng lưu niệm và các món ăn đặc sản của người
Dao,… được bày bán tại các gian hàng.
-
Các mon ăn đặc sản vùng cao như: mèn mén, xôi
ngũ sắc, thắng cố, cháo lảo, ốc đồng, ếch đồng,…Du khách có thể thưởng thức các
món ăn đặc sản lạ và nhâm nhi cùng chén rượu ngô Hà Giang.
-
Các mắt hàng lưu niệm như: trang phục truyền thống
người Dao, các đồ trang sức người Dao mà du khách có thể mua làm đồ lưu niệm .
- Các loại dược liệu người Dao cũng được bày bán trong dịp lễ hội như thuốc tắm cho phụ nữ sau sinh, thuốc ngâm chân, cao mạnh gân,… cũng là một trong các vật phẩm có thể mua là quà tặng mang về.