Nhiều người tự hỏi là du lịch Hà Giang thì có gì lạ để ăn, có đặc sản gì không. Như mình làm homestay rất hay gặp trường hợp khách hỏi chỗ em có đặc sản gì để ăn không, có chương trình gì chơi không bla bla? Để giải đáp những thắc mắc đó hôm nay mình sẽ giới thiệu tới anh, chị em 5 món đặc sản Hà Giang nên thử khi lên Hà Giang nói chung và Nặm Đăm nói riêng.
Xem thêm:
1. Đặc sản lợn quay cắp nách Hà Giang.
Lợn quay chắc là không còn xa lạ gì với những người sành ăn,
tuy nhiên lợn quay mà mình nói là món lợn cắp nách được người dân tộc tại Hà
giang nuôi rồi đem bán và được chế biến theo phong cách người dân tộc.
Theo người Dao tại Nặm Đăm chia sẻ thì lợn quay ngon nhất phải
là lợn từ 10 đến 20kg đổ lại to hơn thì khó chín vào đến bên trong và gia vị
không được ngấm sâu nên vị sẽ không được ngon lắm, mà nhỏ quá dưới 10kg thì thịt
lại mềm không được săn chắc nên thịt ăn sẽ cảm giác như thịt luộc, mềm, nhão
nên cũng không ngon.
Cách chế biến món lợn quay của người Dao tại Nặm Đăm.
Theo chia sẻ của anh Lý Tà Giàng thì món lợn quay cũng không
quá khó làm, sau khi đã làm sạch lợn thì đem ướp với lá mắc mật, thảo quả,
tiêu, và các gia vị phụ như mắm, muối, chanh,…để gia vị ngấm nhanh và ngấm vào
lớp bì lợn thì người ta dùng đinh chọc lên lớp bì sau đó ướp trong 20 đến 30
phút rồi đem quay. Nếu lợn nhỏ thì quay trong khoảng 2 tiếng là chín.
Lên vùng cao phải trèo đèo lội suối nhiều mệt mỏi mà có món
này ăn thì phải nói là mọi vất vả bay hết.
Đặc sản lợn cắp nách quay Hà Giang. |
Lợn quay cắp nách |
Lợn cắp nách |
2. Đặc sản thịt lợn gác bếp Hà Giang.
Thịt lợn gác bếp là món ăn mà đồng bào người dân tộc rất
quý, theo như anh chị người dao tại Nặm Đăm chia sẻ thì mỗi khi đi làm đồng,
làm nương về mệt mà có mấy miếng thịt lợn gác bếp đem rang qua ăn với cơm thì
ăn được nhiều cơm và ăn cơm thấy ngon miệng hơn.
Cách làm thịt treo gác bếp của người Dao Nặm Đăm.
Thịt lợn gác bếp được làm từ những miếng thịt ba chỉ đem ướp
muối (nhiều muối) sau đó cho vào trong một cái thùng hoặc xô chậu đều được, đậy
kín lại khoảng 4 đến 5 ngày cho muối ngấm sâu vào thịt rồi đem treo trên bếp củi
cho khổ thịt, sau khi thịt đã được hun khô thì đem cho vào một cái cũi hoặc sọt
gì đó đem cất lên gác. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ là chỉ nên treo cho đến khi
thấy thịt khô nước muối và thấy thịt ám chút khói vàng thì đem cất, treo lâu
thì thịt sẽ khó cho việc làm sạch khi chế biến và ăn sẽ có vị hơi đắng và nặng
mùi khói.
Cách chế biến món thịt lợn treo gác bếp.
Cắt một lượng thịt vừa đủ ăn đem thui phần bì cho cháy vàng rồi đem cọ sạch bằng cọ sắt sau đó thái
nhỏ vừa ăn rồi đem luộc qua một lần nước để khử bớt mặt sau đó đem xào với tỏi,
hành, hay bất kẻ rau gì đều được nhưng đặc biệt ngon khi xào với măng, cải mèo,
sốt cà chua với hành…
Thịt lợn treo gác bếp sốt cà chua |
Đặc sản thịt lợn gác bếp đã làm sạch |
3. Đặc sản thịt trâu gác bếp Hà Giang.
Thịt trâu gác bếp là món ăn được anh em người dân tộc rất hay dùng để nhậu,
tuy rất ít khi được ăn do giá thịt trâu rất đăt chỉ khi trong làng có con trâu
nào lăn dốc chết hoặc bị thương nặng thì mới có thịt làm món gác bếp. Vùng cao
địa hình đồi núi hiểm trở nên việc chăn thả trâu mà không cẩn thận thì nguy cơ
trâu, bò bị rơi xuống vực chết là rất cao. Mặc dù là món ít được ăn nhưng anh
em dân tộc với bản tính thích nhậu thì chỉ cần một miếng nhỏ cũng đủ anh em ngồi
cả ngày rồi hehe.
Cách làm thịt trâu gác bếp.
Thịt trâu để làm được thịt gác bếp ngon phải chọn loại thịt
thăn, nhiều nạc, ít mỡ và ít gân thái thành từng miếng dài khoảng một gang rồi đem
ướp với gia vị muối, hạt tiêu hoặc mắc khén, ớt khoảng 10 đến 15 phút rồi đem xiên thành các
xiên treo gác trên gác bếp cho khô là được. Thời gian treo phụ thuộc vào gia
đình đó có bếp củi cháy thường xuyên hay không mà dao động từ một ngày một đêm
đến 2 ngày là được.
Chế biến món thịt trâu gác bếp.
Để chế biến món thịt trâu gác bếp để nhậu của anh em người
dân tộc vùng cao vô cùng đơn giản, chỉ cần đem miếng thịt trâu gác bếp ra nhúng
vào nước xôi rồi vùi vào trong tro bếp củi (nếu có giấy bạc thì dùng giấy bạc bọc
vào cho sạch) khoảng 5 phút rồi lấy ra đem ra thớt đập cho mềm ra rồi xé thành
các miếng nhỏ đem chấm với nước chấm pha bằng muối, ớt, hạt tiêu, chanh hoặc có
thể chấm với tương ớt. Vậy là đã được một món nhậu tuyệt vời mà không cần phải
tốn nhiều công sức tha hồ cho anh em nhậu.
Ngoài ra, nếu có thể tự làm tại nhà thì để khô khoảng 60% rồi
đem thái xào tỏi lá hoặc rau cần dùng ăn cơm hoặc nhậu thì hết chê.
Thịt trâu gác bếp đã làm xong |
Đặc sản thịt trâu gác bếp xào tỏi |
4. Đặc sản nấu từ gà chạy đồi Hà Giang.
Gà là món ăn chắc chắn không xa lạ gì với tất cả chúng ta.
Trong bài viết này mình muốn nói đến món gà hầm đương quy và gà hầm ấu tẩu, hai
món này có thể là có nhiều người chưa được ăn thậm chí là chưa bao giờ nghe đến.
Gà hầm đương quy hay gà hầm ấu tẩu thường được người Dao nấu để bồi bổ sức khỏe
đặc biệt là những người gầy yếu hay ốm đau vừa có tác dụng bồi bổ vừa làm cở thể
khỏe mạnh.
Gà hầm ấu tẩu và gà hầm đương quy có thể nói là 2 món khác
nhau tuy nhiên cách chế biến và công dụng của nó có thể nói là như nhau. Điểm
khác nhau của 2 món này là mùi vị món ăn, gà hầm đương quy thì có mùi hơi nồng
của đương quy, ăn có vị bùi và đắng nhưng ngọt hậu; gà hầm ấu tẩu thì cũng có
mùi của ấu tẩu nhưng là mùi của thảo dược nó nhẹ hơn mùi đương quy, ăn có vị đắng
hơn đương quy và ngọt hậu.
Cách chế biến món gà hầm đương quy và hầm ấu tẩu.
Hai món này nghe thì có vẻ là khó làm nhưng thực tế nó lại cực
kỳ dễ làm. Đầu tiên làm sạch gà và rửa sạch đương quy hoặc ấu tẩu, đem gà hầm
cùng với ấu tẩu hoặc đương quy (bạn ăn đương quy thì hầm với đương quy, ăn ấu tẩu
thì hầm với ấu tẩu) cho gia vị vừa ăn hầm nhừ rồi đem ra thưởng thức thôi.
Một số lưu ý về cây ấu tẩu.
Ấu tẩu là củ nói bổ thì cũng bổ mà nói độc thì cũng độc vì vậy
khi nấu nên nấu thật kỹ, càng nấu nhừ càng tốt, nếu nấu không kỹ thì nguy cơ bị
ngộ độc rất cao, người ăn phải củ ấu tẩu nấu không được kỹ thì khi ăn vào sẽ cảm
giác tê đầu lưới, nặng hơn chút thì cúng miệng, còn nặng nhất thì toàn thân cứng
đơ không hoạt động được nguy cơ dẫn đến tử vong.
Ngoài dùng để nấu ăn người ta còn dùng để ngâm rượu làm thuốc
xoa bóp những vùng đau nhức, tuy nhiên "tuyệt
đối không được uống rượu ngâm ấu tẩu", nó giống như ăn ấu tẩu không chín dẫn
đến toàn thân cứng đơ và dẫn đến tử vong.
Sâm đương quy dùng hầm gà |
Củ ấu tẩu để hầm gà |
5. Đặc sản thắng cố bò Hà Giang.
Thắng cố là món ăn mà bất kỳ người vùng cao nào cũng được
ăn, có thể nói đó là món ăn dùng để nhậu phổ biến của anh em vùng cao, bất kỳ
chợ phiên nào thì vào các quán thắng cố đều chật kín người đều là những anh em
đang ngồi uống rượu.
Đây là món ăn dân dã vừa có chi phí thấp vừa được anh em chuộng
ăn nên tại Hà Giang có rất nhiều các quán ăn thắng cố đủ các loại từ thắng cố
bò, dê, ngựa,…
Cách chế biến món thắng cố bò.
Chuẩn bị nguyên liệu: da bò, lòng bò, dạ dày, gan, phổi, tiết
bò.
Gia vị: lá chanh, hẹ nước (Thạch xương bồ), gừng, thảo quả.
Tiến hành nấu món thắng cố bò.
Đem các nguyên liệu da, lòng, dạ dày, gan, phổi luộc chín tới
rồi đem thái nhỏ vừa miếng để ăn sau đó đem trộn ướp với lá chanh, hẹ nước, gừng
và mắm, muối, mỳ chính, thảo quả khoảng 5 phút rồi đem cho vào nồi, đổ nước ngập
phần cái khoảng 3cm rồi đem đun chín kỹ là có món thắng cố bò tuyệt vời để nhậu
rồi.
Để món thắng cố ăn được ngon nhất thì ăn lẩu là tuyệt nhất
vì đồ ăn lúc nào cũng nóng nó sẽ bớt mùi tanh và cảm giác dính nhớt của mỡ bò.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu thắng cố bò |
Ăn thắng cố tại Nặm Đăm |
Nước dùng thắng cố |